Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

3 bí quyết nhỏ giúp Lê Tư bảo trì được nhan sắc của mình dù đã sắp bước sang 50

Những năm 80 - 90, nếu bạn là một người đam mê dòng phim truyền hình Hong Kong thì chắc hẳn đã không còn xa lạ gì với cái tên Lê Tư . Cô nổi tiếng là một trong những nữ diễn viên triển vọng của làng điện ảnh Hong Kong. Trong đó, vai diễn Triệu Mẫn của Ỷ Thiên Đồ Long Ký (2000) hay Ngọc Doanh của Thâm Cung Nội Chiến (2004) đều là những bộ phim giúp tên tuổi Lê Tư được săn đón nhiều hơn.

Tuy nhiên, khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp, Lê Tư lại bất ngờ tuyên bố giải nghệ và kết hôn với đại gia Mã Đình Cường. Sau đó, Lê Tư tập trung chăm sóc gia đình nhỏ và chuyển sang làm kinh doanh hỗ trợ gia đình.

3 bí quyết nhỏ giúp Lê Tư bảo trì được nhan sắc của mình dù đã sắp bước sang U50 - Ảnh 2.

Điều đáng nói là thời gian có trôi qua nhiều năm thì Lê Tư vẫn khiến người hâm mộ phải kinh ngạc vì khả năng giữ gìn nhan sắc tuyệt vời. Trải qua 3 lần sinh nở, Lê Tư vẫn sở hữu body thon gọn cùng khuôn mặt chuẩn V-line căng mịn. Nhìn cô thì chẳng ai nghĩ đã sắp bước sang độ tuổi dịch vụ biên dịch ngũ tuần. Và để duy trì được sắc vóc của mình dài lâu như vậy, Lê Tư thường chăm chỉ thực hiện những thói quen sau đây mỗi ngày.

Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, phương pháp nấu ăn đơn giản

Lê Tư từng chia sẻ rằng, cô thường sử dụng các phương pháp nấu ăn đơn giản trong cuộc sống hàng ngày. Trong đó, Lê Tư sẽ hạn chế việc sử dụng gia vị và luôn chọn những loại thực phẩm tươi, chưa qua chế biến.

3 bí quyết nhỏ giúp Lê Tư bảo trì được nhan sắc của mình dù đã sắp bước sang U50 - Ảnh 3.

Theo đó, một bữa ăn điển hình giúp Lê Tư duy trì vóc dáng thon gọn bao gồm:

- Bữa sáng: Sữa đậu nành không đường + 1 bát bột yến mạch nhỏ.

- Bữa trưa + tối: 1 bát cơm trắng nhỏ + 1 đĩa thịt nạc + 1 đĩa rau xanh.

- Bữa nhẹ: 3 lát bánh sandwich hoặc 1 quả táo.

Chú ý đến việc chống nắng trước khi ra đường

Trước khi ra đường, Lê Tư thường mang theo một chai xịt dưỡng ẩm chứa thành phần tự nhiên. Khi ngồi trong phòng điều hòa, cô cũng rất chú trọng tới việc dưỡng ẩm cho da để ngăn ngừa các nếp nhăn xuất hiện. Ngoài ra, Lê Tư cũng rất coi trọng tới việc bôi kem chống nắng khi ra ngoài nắng.

Nàng "Triệu Mẫn" cho biết, việc để làn da tiếp xúc với tia cực tím lâu có thể làm tăng các gốc tự do, gây lão hóa sớm.

3 bí quyết nhỏ giúp Lê Tư bảo trì được nhan sắc của mình dù đã sắp bước sang U50 - Ảnh 4.

Uống nhiều nước

Điều cuối cùng mà Lê Tư muốn nhấn mạnh chính là thói quen uống nhiều nước. Cô nàng cho biết, việc uống nhiều nước có thể cung cấp độ ẩm và giúp làn da được cấp nước kịp thời, từ đó tăng hiệu quả đào thải độc tố, giúp làn da mịn màng, tươi sáng hơn.

Source (Nguồn): Girlstyle

Công Phượng đang thăng hoa, Chủ tịch Hữu Thắng báo thêm tin vui lớn từ bầu Đức cho TP.HCM

Trên thực tế, TP.HCM đạt được thỏa thuận với Sint Truidense về việc mua lại nửa năm hợp đồng của Công Phượng , đồng nghĩa với việc chỉ mới chắc chắn có được sự phục vụ của chân sút này trong giai đoạn 1 của V.League 2020.

Thời gian qua, câu hỏi về việc liệu sau nửa mùa giải, Công Phượng sẽ tiếp tục chơi cho TP.HCM hay quay trở lại HAGL nhận được nhiều sự chú ý của dư luận. Đặc biệt trong hoàn cảnh Công Phượng đang cho thấy sự hòa nhập rất tốt và liên tục tỏa sáng trong màu áo TP.HCM ở những trận đấu vừa qua.

Công Phượng đang thăng hoa, Chủ tịch Hữu Thắng báo thêm tin vui lớn từ bầu Đức cho TP.HCM - Ảnh 1.

Liên hệ với Chủ tịch Nguyễn Hữu Thắng của CLB TP.HCM, ông đã đưa ra lời giải đáp về tương lai của Công Phượng.

"Công Phượng có đá hết mùa cho TP.HCM được hay phiên dịch không? Tôi xin trả lời là có. Bầu Đức cũng muốn tạo điều kiện để Công Phượng tìm lại cảm giác chơi bóng. Một cầu thủ toàn tâm toàn ý chơi cho một đội bóng trong trọn vẹn mùa giải vẫn tốt hơn.

Đối với cầu thủ, việc tìm lại được sự tự tin để chơi bóng, rồi dần dần tìm lại được phong độ là điều rất quan trọng" .

Công Phượng đang thăng hoa, Chủ tịch Hữu Thắng báo thêm tin vui lớn từ bầu Đức cho TP.HCM - Ảnh 2.

Sự ăn ý của Công Phượng với các đồng đội mới tại TP.HCM là điều được nhìn thấy rõ.

Với những gì đã thể hiện trong 2 trận đấu vừa qua tại AFC Cup, rõ ràng Công Phượng đang cho thấy sự hồi sinh của mình, không chỉ ở việc có được 2 bàn thắng mà cùng với đó còn là sự ăn ý với các đồng đội tại đội bóng mới.

Chứng kiến sự hòa nhập tốt của một bản hợp đồng nhận được nhiều sự kỳ vọng như Công Phượng, chủ tịch Hữu Thắng cũng bày tỏ sự vui mừng:

"Phải nói đó là niềm vui, hạnh phúc của khán giả, những người hâm mộ yêu bóng đá Việt Nam và yêu quý Công Phượng từ lâu. Tôi cảm thấy Phi Sơn và Công Phượng thi đấu rất hợp. Phi Sơn cũng chơi xuất sắc trong cả 2 trận vừa rồi và họ có sự phối hợp rất ăn ý.

Quan trọng là Công Phượng tìm lại được cảm giác, sự tự tin để chơi bóng. Tất cả những gì cơ bản cậu ấy vốn có và quan trọng hơn nữa là Công Phượng hòa nhập được với lối chơi của TP.HCM, chơi ăn ý cùng các đồng đội. Tôi nghĩ đó là điều quan trọng nhất".

8 màn thay người có giá trị thay đổi lịch sử bóng đá

8 màn thay người có giá trị thay đổi lịch sử bóng đá. Nguồn: Oh My Goal

Hiệu ứng cánh bướm là lý thuyết cho rằng sự thay đổi nhỏ nhất cũng có thể ảnh hưởng tới tất cả mọi thứ. Và điều này hoàn toàn chính xác trong bóng đá. Nhiều khi chỉ với 1 quyết định thay người của HLV, kết quả trận đấu sẽ thay đổi.

Trước khi luật thay người ra đời,  cầu thủ bị chấn thương sẽ khiến đội của anh ta chơi thiếu người. Luật thay người là một phát minh vĩ đại trong lịch sử bóng đá. Nhờ thay người, HLV có thể điều chỉnh chiến thuật và mang tới những màn lội ngược dòng không tưởng.

8 màn thay người có giá trị thay đổi lịch sử bóng đá - Ảnh 2.

Ole Solskjaer giúp MU lội ngược dòng ấn tượng.

Ole Solskjaer là ví dụ điển hình. Ngay ở  trận đầu tiên khoác áo MU, ông vào sân từ băng ghế dự bị và ghi bàn.  Toàn bộ sự nghiệp ở MU, Solskjaer đã ghi tới 29 bàn thắng khi vào sân từ ghế dự bị.  Ông thích quan sát trận đấu từ ngoài sân và tìm ra điểm yếu của đối thủ. Bàn thắng quan trọng nhất của Ole Solskjaer sau khi vào sân thay người là  pha ghi bàn phút 90+3’ vào lưới Bayern Munich, ấn định chiến thắng 2-1 ở chung kết Champions League 1998/99. Đây là một trong những cuộc lội ngược dòng kinh điển nhất lịch sử bóng đá.  Điều đặc biệt hơn là bàn thắng gỡ hoà 1-1 ở phút 90 cũng đến từ một cầu thủ vào thay người.

Lịch sử Champions League chứng kiến rất nhiều câu chuyện tương tự như vậy. Gareth Bale nổi cáu vì Zidane bắt anh ngồi dự bị ở chung kết Champions League 2017/18 gặp Liverpool. Nhưng khi vào sân ở phút 61, lúc ấy tỉ số là 1-1, Bale lập siêu phẩm xe đạp chổng dịch vụ biên dịch ngược và ghi thêm một bàn ấn định chiến thắng 3-1 cho Real Madrid ở phút 83.

Hay như Juliano Belletti vào sân ở phút 71, trận chung kết UCL năm 2005 và ghi bàn thắng quyết định mang về cúp tai voi cho Barcelona.  Chiến thắng này mở đầu cho những năm huy hoàng của Barca ở Champions League. Đội bóng của Messi  tiếp tục đóng góp cầu thủ cho những màn lội ngược dòng huy hoàng khác. 

Lượt về vòng 1/8 mùa 2016/17, Barca thua tới 0-4 ở lượt đi trước PSG. Lượt về Barca đã dẫn trước 3-1 và k hi Sergi Roberto vào sân ở phút 76, Barca cần thêm tới 3 bàn thắng trong 15 phút để ngược dòng.  Neymar ghi 2 bàn, Sergi Roberto ghi bàn còn lại để hoàn tất cuộc lật đổ vĩ đại nhất lịch sử Champions League.

Nhưng Barcelona cũng là nạn nhân của một màn lội ngược dòng vĩ đại khác từ băng ghế dự bị.  Georginio Wijnaldum vào sân đầu hiệp hai và ghi 2 bàn giúp Liverpool thắng Barca 4-0 lượt về (tổng tỷ số 4-3) để lọt vào chung kết Champions League 2018/19.

Không chỉ ở Champions League, thay người còn ảnh hưởng tới kết quả ở tất cả giải đấu khác. Điển hình là trận chung kết Euro 2016 giữa Bồ Đào Nha và Pháp. Eder phải vào sân sau khi Ronaldo gặp chấn thương ở phút 25. Bất ngờ ở phút 109, anh tung cú sút xa giúp Bồ Đào Nha lần đầu vô địch châu Âu.

Tại World Cup 2014, Mario Goetze đã làm nên kỳ tích mà cứ ngỡ chỉ mơ mới thực hiện được. Đó là ghi bàn thắng duy nhất trong trận chung kết World Cup. Vào sân ở phút 88, Goetze đem về chức vô địch World Cup lần thứ 4 cho Đức với bàn thắng ở phút 113.

Cũng ở World Cup 2014, tại vòng tứ kết, Hà Lan gặp Costa Rica, phút 120+1', HLV Louis van Gaal khiến hàng trăm triệu người kinh ngạc khi thay thủ môn Tim Krul vào sân, thế chỗ cho Jasper Cillessen. Pha thay người khiến Costa Rica hoang mang và kết quả là Tim Krul cản được 2 quả luân lưu, đưa Hà Lan vào bán kết. HLV Van Gaal được tung lên mây xanh sau pha thay người độc nhất vô nhị.

Ấn tượng không kém là trường hợp của Lewandowski. Năm 2015, Bayern Munich bị Wolfsburg dẫn trước với tỉ số 1-0. Nhưng kết quả thay đổi khi HLV Pep Guardiola đưa Lewandowski vào sân. Ngôi sao người Đức thiết lập kỷ lục với 5 bàn thắng chỉ  trong vòng 9 phút từ 51 đến 60.

8 màn thay người có giá trị thay đổi lịch sử bóng đá - Ảnh 3.

Những quyết định thay người sẽ ảnh hưởng tới cả trận bóng.

Khi phở Việt Nam bị các nhà hàng nước ngoài biến tấu quá đà: 90% bị chê như thảm hoạ, muốn bênh vực cũng khó

Bên cạnh bánh mì, phở chính là món ăn Việt Nam nổi tiếng nhất với các thực khách quốc tế. Các nhà hàng phở Việt cũng được mở nhiều ở nước ngoài, với những phiên bản phở biến tấu để phù hợp với khẩu vị địa phương hoặc làm mới, sáng tạo hơn. Tuy vậy, không phải sự sáng tạo nào cũng thực sự được chào đón, thậm chí còn gây phản tác dụng, bị chính những người ngoại quốc ở địa phương đó “ném đá”.

Trong vài năm trở lại đây, đã có những phiên bản biến tấu của phở bị dư luận phản đối dữ dội, một số có thể thông cảm, ngược lại, có những ý tưởng khó mà tin nổi:

1. Phở Hot Pie (phở bánh nướng)

Gần đây nhất chính là phiên bản phở bánh nướng của một nhà hàng ở Costa Mesa, California, Mỹ. Các nguyên liệu của một bát phở được chuyện vào thành phần nhân của một chiếc bánh nướng với lớp vỏ bột mì phủ bên ngoài. Clip giới thiệu về phiên bản phở này trên trang Thrillist đạt hơn 1,2 triệu views nhưng chủ yếu đều là bình luận ném đá, chê trách.

Phiên bản Phở Hot Pie. Nguồn: Thrillist.

Các nguyên liệu phở được nướng cùng lớp vỏ bột mì bên ngoài.

Khi phở Việt Nam bị các nhà hàng nước ngoài biến tấu quá đà: 90% bị chê như thảm hoạ, muốn bênh vực cũng khó - Ảnh 3.

Một số người cho rằng món này không xứng đáng để gán chữ “phở” trong tên.

2. Phở bơ

Đúng như tên gọi, bát phở này chỉ có bánh phở, nước dùng và những miếng bơ tươi. Trông tổng thể, khó thể tin đây được coi là phở!

Khi phở Việt Nam bị các nhà hàng nước ngoài biến tấu quá đà: 90% bị chê như thảm hoạ, muốn bênh vực cũng khó - Ảnh 4.

Bát phở lõng bõng nước với vài miếng bơ. Ảnh: Caitlyn B.

Phở bơ là phần ăn được phục vụ tại một nhà hàng đồ Việt ở Denton, Texas, Mỹ. Theo đó, mô hình buôn bán của cửa hàng này là cho khách gọi và thanh toán riêng từng loại topping, có một nữ thực khách đã thực sự gọi và thưởng thức bát phở bơ này. Ngay khi bức ảnh được chia sẻ, nó đã viral và nhận về lượng “gạch đá” đáng kể.

3. Phở burito và phở tacos

Phiên bản này không chỉ được bán nhiều mà còn được tự làm rộng rãi trên nước Mỹ. Các nguyên liệu được cuộn và chèn lại bằng lớp vỏ burito, sau đó chiếc burito phở sẽ được cắt đôi để phục vụ cho thực khách. Phiên bản phở tacos thì thay thế lớp vỏ bằng bánh tacos.

Điều khiến dân tình phẫn nộ nhất là: công thức của hai món này thậm chí còn… chẳng có sợi bánh phở bên trong.

4. Phở… thạch

Cách thể hiện tình yêu của bạn bè quốc tế với món phở Việt Nam đôi khi cũng khó hiểu. Ví dụ như phiên bản phở thạch rau câu này.

Khi phở Việt Nam bị các nhà hàng nước ngoài biến tấu quá đà: 90% bị chê như thảm hoạ, muốn bênh vực cũng khó - Ảnh 7.

Na ná như cách làm… thịt đông, phần nguyên liệu phở cơ bản được xếp vào khuôn, nước dùng phở pha gelatin sẽ đổ vào đông lại, kết dính các nguyên dịch vụ biên dịch liệu thành món phở thạch. Nhưng món ăn này bị chính các vị khách phương Tây bởi lẽ thịt bò bên trong thạch là thịt sống… Phiên bản phở thạch có thể khiến thực khách quốc tế nhầm lẫn phiên bản gốc của món phở cũng sử dụng thịt sống như thế, trong khi hoàn toàn không.

Rộ tin hẹn hò đã lâu nhưng ít ai biết Lan Ngọc từng "xác nhận" mối quan hệ với Chi Dân trên sóng truyền hình

Nghi vấn Lan Ngọc và Chi Dân bí mật hẹn hò luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Có thể thấy, cả hai liên tục bị soi loạt bằng chứng ở bên nhau và có những hành động đúng kiểu những đôi đang hẹn hò. Tuy nhiên, phía Lan Ngọc và "bạn trai dịch vụ biên dịch tin đồn" vẫn 5 lần 7 lượt kiên quyết phủ nhận chuyện yêu đương khiến người hâm mộ từ trạng thái hào hứng ghép đôi và chúc phúc chuyển sang khó hiểu và vô cùng tò mò.

Rộ tin hẹn hò đã lâu nhưng ít ai biết Lan Ngọc từng xác nhận mối quan hệ với Chi Dân trên sóng truyền hình - Ảnh 1.

Chỉ duy nhất một lần Lan Ngọc đã thẳng thắn "thừa nhận" mối quan hệ với Chi Dân trên sóng truyền hình nhưng mà trong tình trạng... bị ép buộc. Cụ thể, tại chương trình "7 nụ cười xuân" năm 2018, Lan Ngọc cùng Lâm Vỹ Dạ chơi một trò chơi mà đối phương hỏi câu gì thì cũng phải trả lời là "Đúng rồi" nếu không muốn bị thua cuộc.

Lan Ngọc bị gài hàng bởi Lâm Vỹ Dạ

Lâm Vỹ Dạ với độ lầy lội thượng đỉnh đã chơi một cú chí mạng khi hỏi Lan Ngọc: "Em là bạn gái của Chi Dân đúng không?". Trường Giang tranh thủ phân tích rằng với trường hợp này, nếu phủ nhận thì chẳng khác nào đem con trai người ta ra trêu đùa, còn nếu chấp nhận thì biết bao nhiêu người sẽ buồn lắm. Thế là Lan Ngọc đành liều trả lời: "Ừ đúng rồi" nhưng cũng không quên kèm theo: "Đây chỉ là một trò chơi thôi, một câu hỏi chơi đùa thôi".

Rộ tin hẹn hò đã lâu nhưng ít ai biết Lan Ngọc từng xác nhận mối quan hệ với Chi Dân trên sóng truyền hình - Ảnh 3.
Rộ tin hẹn hò đã lâu nhưng ít ai biết Lan Ngọc từng xác nhận mối quan hệ với Chi Dân trên sóng truyền hình - Ảnh 4.

Lan Ngọc bị "gài hàng" nhiều quá

Đẳng cấp Ninh Dương Lan Ngọc tuổi 30: Hình chưa chỉnh sửa như bìa tạp chí, làn da zoom kĩ gây choáng

Ninh Dương Lan Ngọc vốn được biết tới là một trong những mỹ nhân sở hữu nhan sắc xinh dịch vụ biên dịch đẹp, cuốn hút của Vbiz. Ngoài danh xưng "ngọc nữ" được khán giả dành tặng, nữ diễn viên còn nhận nhiều sự yêu mến từ công chúng bởi tính cách gần gũi, hài hước. Đặc biệt dù đã bước sang tuổi 30 nhưng Ninh Dương Lan Ngọc vẫn liên tục "ghi điểm" bởi vẻ tươi trẻ, ngày càng thăng hạng nhan sắc.

Mới đây, nữ ca sĩ còn làm khán giả bất ngờ hơn khi tự tin khoe bức ảnh chưa qua chỉnh sửa, chứng minh đẳng cấp nhan sắc tuổi 30 đẹp miễn chê. Trang điểm nhẹ nhàng, khoe trọn gương mặt đẹp không góc chết cùng bờ vai trần gợi cảm, Ninh Dương Lan Ngọc đã khiến bạn bè và người hâm mộ phải xuýt xoa bởi làn da đời thực quá mịn màng. Để khẳng định thêm cho sự chân thật của bức hình, nữ diễn viên còn cho biết đây là hình ảnh chưa qua chỉnh sửa, chưa sử dụng qua bất cứ phần mềm nào. Thậm chí cô còn khuyến khích khán giả có thể "zoom" kĩ hơn để thấy khuyết điểm trên cơ thể nếu muốn.

Đẳng cấp nhan sắc tuổi 30 của Ninh Dương Lan Ngọc: Hình chưa chỉnh sửa đã như bìa tạp chí, làn da zoom kĩ gây choáng - Ảnh 2.

Nhan sắc tuổi 30 trong bức hình chưa qua chỉnh sửa của Ninh Dương Lan Ngọc đủ làm nhiều người ngưỡng mộ.

Đẳng cấp nhan sắc tuổi 30 của Ninh Dương Lan Ngọc: Hình chưa chỉnh sửa đã như bìa tạp chí, làn da zoom kĩ gây choáng - Ảnh 3.

Còn đây là hình ảnh khán giả vẫn thường thấy ở những hình ảnh đã qua chỉnh sửa của Ninh Dương Lan Ngọc.

Trước đó, nữ diễn viên cũng rất thường xuyên đăng ảnh đời thường, kể cả ở chế độ thiếu sáng hay chưa trang điểm kĩ càng để khoe trọn vẹn nhan sắc.

Jeon Ji Hyun lần đầu bị chỉ trích trong sự nghiệp vì không quyên góp chống dịch Corona, ai ngờ đóng góp xong vẫn nhận "gạch đá"

Jeon Ji Hyun là nữ minh tinh hiếm hoi trong làng giải trí chưa từng dính scandal, chưa bao giờ bị netizen chỉ trích và được công chúng yêu quý hết mực dịch vụ biên dịch trong suốt 32 năm hoạt động. 

Ấy vậy mà đến mới đây, nữ diễn viên bất ngờ bị công chúng xứ Hàn chỉ trích vì không có hành động quyên góp phòng chống dịch Corona (COVID-19) giữa lúc hàng loạt ngôi sao xứ Hàn chung tay: "Tại sao cô ấy lại không đóng góp nhỉ?", "So sánh vói các nghệ sĩ khác, đúng là cô ấy không đóng góp gì thật", "Chị đóng quảng cáo nhiều thế thì nên đóng góp đi chứ".

Jeon Ji Hyun lần đầu bị chỉ trích trong sự nghiệp vì không quyên góp chống dịch Corona, ai ngờ đóng góp xong vẫn nhận gạch đá - Ảnh 1.

Sau đó vào tối ngày 28/2, tờ Xsport News xứ Hàn đã đưa cái tên Jeon Ji Hyun lên top tin tức hot nhất Naver với thông tin nữ diễn viên này gần đây đã quyên góp số tiền 100 triệu won (tương đương 1,93 tỷ đồng) cho Hiệp hội cứu trợ thiên tai quốc gia Hope Bridge. 

Đáng nói sau khi quyên góp, Jeon Ji Hyun vẫn bị chỉ trích, tuy nhiên lúc này nhiều ý kiến bênh vực nữ diễn viên đã xuất hiện: "Hoặc là cô ấy đã đọc bình luận hoặc là đã được công ty báo tin nên mới quyên góp thế này", "Những người chỉ trích cô ấy sao không tự đóng góp 100 triệu won đi?", " Jeon Ji Hyun tử tế thật", " Tôi đã nhìn thấy ở đâu đó những bình luận trái chiều tố Jeon Jihyun không làm từ thiện nhưng đó là thông tin sai lệch, Jeon Ji Hyun tử tế thật mà", "Nếu bạn tìm hiểu kỹ, có thể thấy rằng Jeon Ji Hyun liên tục làm từ thiện đấy"...

Nguồn: Xsport News

Sở dĩ không ai chê được làn da của 4 nàng Black Pink là bởi họ luôn tuân theo 6 nguyên tắc sống còn sau

Nguyên tắc số 1: Uống đủ nước mỗi ngày

Sở dĩ không ai chê được làn da của 4 nàng Black Pink là bởi họ luôn tuân theo 6 nguyên tắc sống còn sau - Ảnh 1.

Đây có lẽ nguyên tắc cơ bản nhất mà chúng ta vẫn nghe xa xả mỗi ngày. Đừng chỉ phụ thuộc vào đồ skincare mà bạn cũng nên cấp nước cho da bằng cách uống đủ lượng nước cần thiết nhé. Hãy học tập Jennie, bắt đầu một ngày mới bằng một cốc nước to thật to để loại bỏ bớt độc tố trong cơ thể.

Tip: Nếu thấy nước lọc quá nhàm chán, bạn hãy cho thêm chút hoa quả như dâu hay dưa chuột xem sao nhé.

Nguyên tắc số 2: Bổ sung collagen bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống

Sở dĩ không ai chê được làn da của 4 nàng Black Pink là bởi họ luôn tuân theo 6 nguyên tắc sống còn sau - Ảnh 2.
Bạn biết đấy, collagen là một trong những yếu tố tối quan trọng để giúp da luôn căng bóng, khỏe mạnh. Rosé da đẹp một phần cũng là nhờ chăm chỉ ăn súp gà collagen mẹ nấu đấy. Ngoài ra, hãy bổ sung cả vitamin C vì chúng sẽ giúp đẩy nhanh quá trình sinh collagen một cách cực kỳ hữu hiệu.

Nếu đã qua ngưỡng 25 tuổi, bạn nên tìm hiểu thêm các loại thực phẩm chức năng để tăng cường collagen đi là vừa!

Nguyên tắc số 3: Đầu tư vào đồ skincare nhiều hơn

Sở dĩ không ai chê được làn da của 4 nàng Black Pink là bởi họ luôn tuân theo 6 nguyên tắc sống còn sau - Ảnh 3.

So với các thành viên khác, Jisoo là người ít sắm sửa đồ makeup nhất vì cô thực chất là một tín đồ skincare. Chị cả Black Pink cho biết cô không mua nhiều đồ trang điểm lắm, gia tài mỹ phẩm chủ yếu là đồ dưỡng da vì suy cùng, nếu có một làn da sáng, khỏe và sạch mụn thì chúng ta cũng đâu cần họa mặt để che chắn nữa.

Nghe cũng logic mà đúng không?

Nguyên tắc số 4: Làm sạch và tẩy da chết là 2 bước tối cần thiết

Sở dĩ không ai chê được làn da của 4 nàng Black Pink là bởi họ luôn tuân theo 6 nguyên tắc sống còn sau - Ảnh 4.

Rosé cho rằng dù lịch trình có bận rộn cỡ nào, dù có lười chăm da cỡ nào thì cô cũng tuyệt đối không quên bước làm sạch và tẩy da chết cho cả mặt lẫn môi. Vì nếu da không sạch sẽ ngay từ đầu thì mọi bước dưỡng phía sau sẽ trở nên vô nghĩa.

Vào những ngày siêu-siêu mệt mỏi, bạn nên dùng những loại tẩy trang nền nước nhé, vừa nhanh vừa hiệu quả.

Nguyên tắc số 5: Đắp mặt nạ là một "liều thuốc" tiên

Sở dĩ không ai chê được làn da của 4 nàng Black Pink là bởi họ luôn tuân theo 6 nguyên tắc sống còn sau - Ảnh 5.

Trong Black Pink, Jisoo và Lisa là người mê mệt mặt nạ giấy nhất. Jisoo thậm dịch vụ biên dịch chí có thể đắp tới vài lần trong 1 ngày để da được chăm sóc một cách tối đa. Lisa cũng "không kém phần long trọng", cô cho biết mình đắp mặt nạ cực chăm. Ngoài mặt nạ giấy, cô còn sắm cả loạt mặt nạ ngủ nữa.

Nguyên tắc số 6: Dưỡng ẩm và massage là combo hoàn hảo

Sở dĩ không ai chê được làn da của 4 nàng Black Pink là bởi họ luôn tuân theo 6 nguyên tắc sống còn sau - Ảnh 6.

Không chỉ dưỡng ẩm cho da mặt, 4 cô "Hắc Hường" còn không quên thoa kem cho cả phần cổ. Khi công đoạn này xong xuôi, họ sẽ dành vài phút để massage theo chiều từ trong ra ngoài và từ dưới lên trên. Bạn nhớ nhé, nếu chỉ bôi skincare mà không massage thì sẽ không đạt được hiệu quả tối đa đâu. Vì massage không chỉ giúp các sản phẩm thẩm thấu tốt hơn mà còn giúp kích thích quá trình sản sinh collagen nữa đấy.

Bill Gates gọi Covid-19 là đại dịch và đưa ra 4 giải pháp để ngăn chặn sự lây lan ngày một gia tăng trên toàn cầu

Trong nhiều năm qua, tỷ phú Bill Gates đã cảnh báo rằng thế giới chưa hoàn toàn sẵn sàng cho một đại dịch chết người. Và dường như một số dự đoán đáng lo ngại của ông đang trở thành hiện thực khi virus corona chủng mới (Covid-19) có tốc độ lây lan nhanh trên toàn cầu. Virus gây ra dịch bệnh này đã lây nhiễm cho hơn 83.000 người và khiến 2.900 trường hợp tử vong trên toàn cầu kể từ tháng 12 năm ngoái. 

Bill Gates gọi Covid-19 là đại dịch và đưa ra 4 giải pháp để ngăn chặn sự lây lan ngày một gia tăng trên toàn cầu - Ảnh 1.

Mới đây, Bill Gates viết trong Tạp chí Y học New England: "Tuần vừa qua, Covid-19 ngày càng trở nên giống mầm bệnh ‘một lần trong đời’ mà chúng ta từng lo ngại. Tôi hy vọng mọi thứ dịch vụ biên dịch không tệ hơn nhưng chúng ta nên chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra".

Vị tỷ phú thậm chí còn gọi Covid-19 là đại dịch dù WHO chưa đưa ra tuyên bố đó mà chỉ cho rằng virus corona mới "có khả năng gây đại dịch".

Ông viết: "Trong bất kỳ cuộc khủng hoảng nào, các nhà lãnh đạo đều có hai trách nhiệm quan trọng như nhau: Giải quyết vấn đề trước mắt và tìm cách để nó không xảy ra lần nữa. Đại dịch Covid-19 là một trường hợp điển hình như vậy. Do đó, chúng ta cần hành động để cứu người".

Sau đó, Bill Gates đã đề xuất một số giải pháp để làm chậm sự lây lan của Covid-19:

- Những nước giàu có nên hỗ trợ đội ngũ nhân viên y tế được đào tạo bài bản cho các nước có thu nhập thấp và trung bình ở châu Phi và Nam Á để theo dõi sự lây lan của virus và cung cấp vắc-xin.

- Thiết lập cơ sở dữ liệu quốc tế nơi các quốc gia có thể cùng nhau chia sẻ thông tin.

- Phát triển một hệ thống sàng lọc các hợp chất đã được kiểm nghiệm an toàn để sử dụng trong vắc-xin.

- Chính phủ và các nhà tài trợ nên tài trợ để các cơ sở có thể sản xuất vắc-xin trong vòng vài tuần.

Bill Gates đã so sánh Covid-19 với đại dịch cúm năm 1957 cướp đi sinh mạng của hơn 1 triệu người và đại dịch cúm năm 1918 khiến 50 triệu người thiệt mạng. Theo ông, mọi người đều cần có quyền được sử dụng vắc-xin giá cả phải chăng.

Ông dự đoán các thử nghiệm vắc-xin quy mô lớn có thể diễn ra sớm nhất vào tháng 6. Anthony Fauci, Giám đốc trung tâm bệnh truyền nhiễm của Viện Y tế Quốc gia của Mỹ cho biết ông hy vọng sẽ bắt đầu thử nghiệm vắc-xin ở người từ giữa tháng Tư.

Mặc dù vậy, việc phát triển là một quá trình nhiều năm và có thể tốn khoảng 1 tỷ USD. Bill Gates cho rằng tạo ra vắc-xin giá cả phải chăng cho mọi người là "chiến lược đúng đắn" trong việc ngăn chặn sự bùng phát của Covid-19.

Ông viết: "Chúng ta đang chứng kiến khả năng phá vỡ chuỗi cung ứng và thị trường chứng khoán của Covid-19. Chưa kể đến việc cuộc sống của rất nhiều người đang bị ảnh hưởng".

Ngày 26/2, Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, Alex Azar đã không hứa trước rằng vắc-xin cho chủng virus corona mới sẽ có giá hợp lý cho tất cả người Mỹ. Tuy nhiên, hôm sau ông lại nói rằng bất kỳ loại vắc-xin nào được phát triển cùng chính phủ Mỹ sẽ phải ở mức chấp nhận được về mặt tài chính.

Đến nay, tổ chức từ thiện Bill & Melinda Gates Foundation đã quyên góp 100 triệu USD cho cuộc chiến ngăn chặn sự bùng phát của Covid-19. Theo Bill Gates, việc khống chế một đại dịch có thể sẽ cần tới hàng tỷ USD và thời gian đang khá cấp bách.

(Theo BI)

Suga nhận "cơn mưa" lời khen khi ủng hộ số tiền khủng dù BTS đối mặt với nguy cơ lỗ nghìn tỷ vì hủy đêm diễn giữa "bão" dịch Covid-19

Vào hôm 28/2 vừa qua, Big Hit Entertainment đã đưa ra thông báo chính thức về việc tour diễn "Map of the Soul" của BTS tại Hàn Quốc sẽ bị hủy bỏ để đảm bảo an toàn cho cả nhóm lẫn các fan và nhân viên trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp. dịch vụ biên dịch Ước tính thiệt hại mang lại sau khi 4 đêm diễn khủng tại Hàn bị hủy là khoảng 23,2 triệu USD (khoảng 539 tỉ đồng).

Ngoài ra, t heo báo cáo trước đó, lượng vé bán ra trong world tour của BTS năm ngoái đã đạt gần 117 triệu USD (khoảng 2,7 nghìn tỉ đồng). Do đó, với tình tình dịch Covid-19 đang diễn biến khó lường và lan rộng trên toàn cầu, BTS có thể phải đứng trước nguy cơ lỗ cả nghìn tỷ đồng.

Dù đang đứng trước nguy cơ thua lỗ cả nghìn tỷ, thiệt hại về kinh tế trầm trọng nhưng mới đây, nam rapper Suga vẫn quyên góp tận 100 triệu won (gần 2 tỷ đồng) cho Hiệp hội cứu trợ thiên tai quốc gia Hope Bridge để giúp đỡ tình hình phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại quê nhà Daegu. Hành động nhân ái của Suga đã giúp anh nhận được "cơn mưa" lời khen từ netizen.

Suga nhận cơn mưa lời khen khi ủng hộ số tiền khủng dù BTS đối mặt với nguy cơ lỗ nghìn tỷ vì hủy đêm diễn giữa bão dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Suga "mạnh tay" quyên góp 100 triệu won (gần 2 tỷ đồng) cho quê nhà Daegu - nơi hiện đang được coi là tâm dịch của Hàn Quốc.

Truyền thông đưa tin Suga muốn giúp đỡ những người chịu ảnh hưởng bởi sự bùng phát dịch bệnh tại quê nhà Daegu. Trên hết, nam idol muốn đền đáp lại tình yêu thương các fan dành cho thông qua lần quyên góp này. Suga được khen ngợi hết lời vì thể hiện tình yêu quê hương và tinh thần chung tay giúp đỡ cộng đồng rất đáng được trân trọng của Suga.

Nguồn: Soompi, AK

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Chuyện 'cười ra nước mắt' ngày chống dịch

"Nhà mình ngoài đó đang có dịch, khách khứa trong này ít nhiều họ cũng lo lắng", ông thông gia người Quảng Bình trình bày qua điện thoại tối 18/2. Ông Chung nghe xong quay sang vợ, thở dài. Bà Hà cố gắng bào chữa "đấy là xã Sơn Lôi ở bên kia sông, xã Bá Hiến nhà tôi không ai bị cả".

Xã Bá Hiến quê bà, dù cùng huyện Bình Xuyên nhưng cách Sơn Lôi con sông Tranh, nghĩa là không nằm trong diện " cách ly " và cũng chưa ai công bố rằng Bá Hiến có dịch. Nhưng bà Hà vẫn khó thanh minh với người ngoại tỉnh, nhất là qua điện thoại. Sáng hôm sau, bà vẫn tìm lên trụ sở UBND xã Bá Hiến xin giấy xác nhận, vì thực tế, yêu cầu này đến từ chính quyền địa phương nhà trai.

"Giấy chứng nhận này không thuộc chuyên môn chính quyền xã", bà Hà hụt hẫng trước câu trả lời của ủy ban. Văn bản bà xin chưa từng tồn tại trong lịch sử hành chính xã. Tiễn bà Hà trước cửa phòng làm việc, vị lãnh đạo xã dặn dò "Đôi bên gia đình lựa, hạn chế đi lại, không thì đành nhà nào tổ chức nhà nấy".

"Biết thế này cưới luôn trước Tết cho rồi", ông Chung vò đầu trước "ngày vui" của con gái.

Lần đầu gả con gái đi xa, bà Hà phải lên uỷ ban xã xin xác nhận địa phương không có vấn đề gì. Ảnh: Ngọc Thành.

Lần đầu gả con gái đi xa, bà Hà phải lên uỷ ban xã xin xác nhận "địa phương không có vấn đề gì". Ảnh: Ngọc Thành.

Tháng 11/2019, con gái ông Chung kết thúc 5 năm du học Nhật Bản, trở về Việt Nam với dự định kết hôn với chàng trai quê Quảng Bình quen ở bên đó. Bảy ngày sau, lễ dạm ngõ được tổ chức, cô gái theo chồng đón cái Tết đầu tiên ở miền Trung. Hôn lễ phía nhà trai, theo kế hoạch, sẽ được tổ chức vào đầu tháng 3.

Gả con gái đầu lòng, bà Hà lo lắng nhiều, từ việc chọn đại diện họ hàng vào nhà trai, đến xếp xe, thuê tài xế hợp tuổi, lái tốt, mọi thứ đã sẵn sàng. Chỉ trừ dịch bệnh là nằm ngoài dự tính.

Bà Hà đã nghĩ đến trường hợp cô con gái 25 tuổi sẽ không có anh em họ hàng ở bên trong ngày xuất giá. "Ông bà cứ phải vào với các con. Còn chuyện sau đó tính tiếp", thông gia trấn an bà Hà sau khi biết không có giấy xác nhận.

Hết cách, bà đành giảm số người nhà gái, từ 10 người xuống còn 4, gồm vợ chồng và ông nội, ông ngoại. Thứ hai tuần sau, vợ chồng bà Hà cùng với các thành viên đã được chọn sẽ đi xuống huyện khám, xin xác nhận sức khoẻ bình thường trong mười ngày qua. Bà cũng đã nghĩ tới quãng đường gần 600 km sắp di chuyển, nghĩ tới việc thuê một ôtô biển số 29 - Hà Nội, thay vì biển 88 - Vĩnh Phúc. "Chúng tôi không giấu giếm gì cả, nhưng không muốn mọi người phải lo lắng không cần thiết", bà chia sẻ.

Đám cưới tổ chức ở nhà gái (tại Vĩnh Phúc) sẽ hoãn lại, chưa in thiệp mời, chưa đặt cỗ cưới. "Bao giờ hết dịch sẽ tổ chức, không thì cứ bình tĩnh chờ". Bà Hà nghĩ. Dịch corona đã khiến quá nhiều dự tính trong năm của nhà bà gặp khó khăn, sáu phòng karaoke gia đình đang kinh doanh tốt nay đã đóng cửa. Mà không riêng gia đình bà, nhà hàng xóm có con gái cưới vào cuối tháng ba cũng hoãn lại chờ hết dịch.

Ông Tuấn cùng với hơn 10.600 người dân xã Sơn Lôi đều nằm trong vòng phong toả 20 ngày. Ảnh: Ngọc Thành.

Ông Tuấn cùng với hơn 10.600 người dân xã Sơn Lôi đều nằm trong vòng "phong toả" 20 ngày. Ảnh: Ngọc Thành.

Ở xã Sơn Lôi bên kia sông , gần mười ngày nay, thay vì ngồi văn phòng hoặc đi các xã, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó ban Tuyên giáo Huyện uỷ Bình Xuyên trở thành "đặc phái viên" bất đắc dĩ của huyện ủy ở ngay giữa vùng cách ly.

Gia đình năm người gồm ông Tuấn và vợ, hai đứa trẻ con và bà ngoại đang sống trong vòng cách ly 20 ngày khi Sơn Lôi bị phong toả.

Trước ngày Bộ Y tế thông tin chính thức về ba ca nhiễm nCoV, gia đình ông Tuấn cũng như hàng nghìn người Sơn Lôi khác vẫn đi thăm họ hàng, chúc Tết mà không biết mình sẽ bị gắn định danh "người dân vùng dịch". Khi thông tin được công bố chiều 30/1, ông liền dặn người nhà hạn chế đến nơi đông người, cũng tránh gặp bạn bè ở nơi khác. Dự định về quê nội ở huyện Sông Lô dự đám cưới người cháu họ cũng hoãn, vì "đi đâu bây giờ cũng không tiện dù mình không bị nhiễm bệnh".

Tối 12/2, ông Tuấn nhận được điện thoại từ lãnh đạo thông báo ngày mai có thể "làm việc ở nhà" bởi các lực lượng chức năng sẽ bắt đầu lập chốt.

Ông Tuấn dặn vợ mua thêm thịt cá bỏ tủ lạnh, muối dưa cà để chuẩn bị cho những ngày "nội bất xuất" khỏi Sơn Lôi. Thi thoảng, ông ra đầu làng nhận tiếp tế từ bố vợ ở Vĩnh Yên, khi con gà, lúc mớ rau, hoặc nhận xăng do người giao hàng mang tới để đi lại trong làng. Công việc hoặc tin tức ở Sơn Lôi đều được ông cập nhật về huyện qua email hoặc điện thoại.

Hoạt động giao thương với người ngoài và người Sơn Lôi giờ đều diễn ra qua barie, có sự kiểm soát của lực lượng chức năng. Ảnh: Ngọc Thành.

Hoạt động giao thương với người ngoài và người Sơn Lôi giờ đều diễn ra qua barie, có sự kiểm soát của lực lượng chức năng. Ảnh: Ngọc Thành.

Mọi sinh hoạt của hơn 10.600 người dân của sáu thôn trong xã Sơn Lôi gói gọn sau 12 thanh barie của các chốt kiểm dịch. Ông Tuấn thấy "bó chân, bó tay" trong những ngày đầu cách ly, nhưng rồi tự điều chỉnh cách tiếp cận, bởi coi như mình đang dưới địa bàn, trực tiếp chống dịch và có thông tin gì sẽ cập nhật về huyện.

"Cách Sơn Lôi đến 30 km nhưng vẫn là người Vĩnh Phúc" , chị Tạ Thị Lương sống ở Tam Đảo kể về trải nghiệm bị mặc định là "người dân đến từ nơi có dịch".

Tuần trước, anh em chị Lương đi đền Bảo Hà (Lào Cai) và rủ nhau công đức một ít tiền sau lễ bái dâng hương. Người viết phiếu tươi cười trông xấp tiền, hỏi chị quê ở đâu để còn ghi danh. Nhưng vẻ đon đả không còn khi nghe "bọn em đến từ Vĩnh Phúc". Họ nhận tiền, ghi phiếu rồi lấy tay điều chỉnh khẩu trang trên mặt, không nói gì. Từ giây phút đó trên hành trình du xuân, Lương hạn chế nói ra quê quán của mình.

Trước đó tại cuộc họp báo ngày 14/2, ông Lê Duy Thành, Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc nói tỉnh đã triển khai đồng bộ, nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch. "Vĩnh Biên dịch Phúc sẽ không để dịch lây lan ra ngoài", ông khẳng định và nói thêm, người dân tỉnh Vĩnh Phúc không nằm trong diện cách ly, mà Vĩnh Phúc chỉ có vùng cách ly là xã Sơn Lôi. Do vậy, tổ chức và cá nhân nào cách ly người dân tỉnh Vĩnh Phúc không theo hướng dẫn của Bộ Y tế là vi phạm pháp luật.

Ông Bùi Huy Vĩnh, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc, cũng lấy làm tiếc vì thời gian qua một số cá nhân chia sẻ thông tin về dịch bệnh tại Vĩnh Phúc không chính xác, đầy đủ, không chia sẻ tình cảm với người dân Vĩnh Phúc lúc này. Vì vậy, ông mong muốn truyền đi thông điệp khách quan, chính xác để mọi người hiểu đúng về tình hình dịch bệnh và không có sự kỳ thị với người dân Vĩnh Phúc.

Thanh Lam - Hoàng Phương

*Một số nhân vật đã được đổi tên

Trường tư cắt giảm nhân viên do dịch corona

Nhận thông báo UBND tỉnh Bình Dương cho học sinh nghỉ hết tháng 2, chị Lê Thị Bé Tuyết, chủ trường Đôrêmi thở dài vì trước đó đã chuẩn bị chu đáo để đón trẻ trở lại từ ngày 17/2.

Chị nhẩm tính, mỗi tháng phải trả 350 triệu đồng tiền lương cho 40 giáo viên, tháng nghỉ có thể nhận lương thỏa thuận, nhưng không dưới mức tối thiểu vùng. Tại Dĩ An, lương tối thiểu là 4,4 triệu đồng nên số tiền phải trả trong tháng 2 là 240 triệu đồng, trong khi phải trả tiền thuê nhà và không có học phí.

Sau nhiều ngày cân nhắc, chị Tuyết quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với một phần ba giáo viên trong trường, bắt đầu từ giữa tháng 3 tới. "Đây là việc không đành, nhưng phải làm vì không nuôi nổi cả guồng máy, tránh việc trường phải giải thể", chị Tuyết nói.

Trường Mầm non Đôrêmi Dĩ An. Ảnh: Mầm non Đôrêmi.

Giáo viên trường Mầm non Đôrêmi Dĩ An. Ảnh: Mầm non Đôrêmi.

Bà Tào Lệ Hoa, Hiệu trưởng trường Mầm non Chuột Túi Thông Minh (quận Tân Bình, TP HCM) nói "thực sự đuối" trong mùa dịch. Trường quy mô nhỏ với 11 nhân viên, trông giữ 50 trẻ, mỗi tháng chi hơn 35 triệu đồng thuê mặt bằng. Tháng nghỉ tránh dịch, trường không thu học phí và vẫn trả đủ lương cho giáo viên, tùy theo vị trí, trung bình trên 5 triệu đồng mỗi người. Nếu nghỉ thêm, bài toán sẽ rất khó khăn, lương buộc phải cắt giảm.

Làm cụm trưởng với hơn 10 trường mầm non trong quận Tân Bình, bà Hoa cho biết một trường quy mô nhỏ, trung bình mỗi tháng cũng chi hơn 100 triệu đồng để duy trì hoạt động. Nguồn thu chủ yếu là học phí nên nghỉ tháng nào sẽ "hụt hơi" tháng đó. "Giáo viên mầm non phần lớn là những người trẻ ở các tỉnh lên, thu nhập đã thấp mà còn bị cắt giảm thì càng thêm vất vả", bà Hoa nói.

Với quy mô dân số lớn, đông dân nhập cư, ngoài hệ thống hơn 1.000 trường mầm non công lập và tư thục, TP HCM còn hơn 2.000 nhóm trẻ và lớp (dưới 7 trẻ) độc lập tư thục. Những nhóm trẻ này hầu hết phải cắt giảm lương vì không thể cân đối thu chi trong tháng nghỉ phòng dịch.

Nhiều trung tâm ngoại ngữ, dạy thêm - học thêm đối diện nguy cơ đóng cửa vì dịch. Là chủ đầu tư một trung tâm ngoại ngữ ở TP Đồng Xoài (Bình Phước), anh Hà Hữu Bình phải trả hơn 40 triệu đồng thuê mặt bằng, điện nước và 40 triệu đồng lương nhân viên. Nguồn thu của trung tâm hoàn toàn dựa vào học phí từ 300 người học, chủ yếu là học sinh, nhưng tháng 2 "trắng tay".

Anh Bình tỏ ra sốt ruột trước tình hình dịch viêm phổi corona (Covid-19), khi số bệnh nhân ở các quốc gia và vùng lãnh thổ tăng nhanh. Nhiều phụ huynh cho biết, dù tháng 3 ngành giáo dục cho học sinh trở lại trường thì cũng không cho con đi học thêm ở trung tâm để tránh nguy cơ lây bệnh.

"Nếu dịch bệnh vẫn phức tạp, tình hình ảm đạm thế này đến giữa năm có lẽ tôi phải đóng cửa trung tâm", anh nói.

Không chỉ lo bài toán thu chi, việc sắp xếp nhân sự, hoạt động của nhiều trường cũng bị xáo trộn khi học sinh không đến trường. Sáng 22/2, hàng chục giáo viên trường Tiểu học - THCS Pascal (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) vẫn đến trường để ghi hình bài giảng online gửi cho học sinh. Để nâng cao chất lượng ghi hình, trường đầu tư mua thêm máy quay. Học phí và các khoản đóng góp khác của tháng 2 sẽ được chuyển sang tháng học bù theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tháng này việc học online miễn phí.

Cô Lê Thị Thanh Nhàn, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, học sinh nghỉ nhưng cường độ làm việc của giáo viên nhiều hơn ngày thường. Mỗi tuần, trường phải đảm bảo tối thiểu 100 bài giảng ở năm khối lớp, nhiều thầy cô phải ở trường đến 23h để sửa bài giảng. Để có những video dạy học chỉn chu, buổi sáng các tổ chuyên môn sẽ trao đổi sau đó luân phiên ghi hình, đến chiều thì dành thời gian tương tác, giải đáp thắc mắc cho học sinh.

Theo cô Nhàn, mỗi tháng trường chi khoảng 10 tỷ đồng cho tiền lương nhân viên và kinh phí hoạt động. Giáo viên được trả đầy đủ lương cùng với hỗ trợ 200.000 đồng cho một bài giảng online. "Với một đơn vị tư nhân như chúng tôi, học sinh nghỉ một tháng đã khó khăn, nhưng vẫn cố gắng khắc phục. Nếu nghỉ kéo dài, trường có thể phải tính đến việc thu học phí học online để trang trải", cô cho hay.

Nhân viên trường THCS - THPT Hồng Hà sơn lại bàn ghế học sinh. Ảnh: Mạnh Tùng.

Nhân viên trường THCS - THPT Hồng Hà sơn lại bàn ghế học sinh. Ảnh: Mạnh Tùng.

Tương tự, trường THCS - THPT Hồng Hà (TP HCM) trong tháng 2 phải trả hơn một tỷ đồng thuê mặt bằng tại 4 cơ sở và lương cho 300 giáo viên, nhân viên. Giáo viên trường thêm vất vả bởi công việc dạy học trực tuyến tốn nhiều thời gian, công sức hơn. Nhân viên của trường cũng nhiều việc hơn khi phải sửa sang, sơn phết lại toàn bộ phòng, bàn học, tổng vệ sinh trường.

Cô Hà Thị Kim Sa, Chủ tịch kiêm Hiệu trưởng trường, nói rất may mắn khi được sự đồng lòng của thầy cô và phụ huynh trong giai đoạn khó khăn này. Ngay cả nông trại của trường, rộng hơn 6 hecta cung cấp rau củ cho bữa ăn bán trú ngày thường, nay cũng được giáo viên trường chung tay san sẻ.

"Dịch bệnh thì dĩ nhiên trường khó khăn hơn nhiều, nhưng đó cũng là cái khó chung của xã hội. Nghỉ thêm thì trường vẫn xoay xở được, cái lo lớn nhất là việc học của các em bị ảnh hưởng", cô Sa chia sẻ.

Hiện tất cả địa phương đã cho học sinh nghỉ học hết tháng 2 để phòng dịch. Riêng TP HCM kiến nghị Chính phủ cho học sinh cả nước nghỉ học hết tháng 3, học kỳ II từ tháng 4 đến tháng 7, kỳ thi THPT quốc gia diễn ra cuối Biên dịch tháng 7.

Đến chiều 22/2, sau nhiều cuộc họp bàn của lãnh đạo các bộ trong Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã có văn bản kiến nghị chủ tịch các tỉnh thành cho học sinh đi học trở lại từ ngày 2/3.

5 tấn thanh long ruột đỏ sắp đổ bộ Australia

Thương vụ Việt Nam tại Australia cho biết vừa đề xuất công ty Da Lat Import Export (Melbourne, Australia ), kết nối với Sở Công thương Long An để thu mua 5 tấn thanh long ruột đỏ đưa sang Australia tiêu thụ.

Cơ quan này dự kiến phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam tại Australia, Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam tại Sydney và Da Lat Import Export tổ chức "Ngày hội thưởng thức thanh long ruột đỏ Việt Nam", đồng thời cùng với kiều bào xây dựng mạng lưới quảng bá tiêu thụ thanh long Việt Nam ổn định tại nước này.

Theo thương vụ, thanh long trắng trồng tại Australia đang vào mùa và được bày bán nhiều nơi, nên việc đưa thanh long Việt Nam sang cũng là một thách thức lớn. Tuy nhiên, ý tưởng của dịch vụ biên dịch cơ quan này là để khẳng định sự tự tin về chất lượng của thanh long ruột đỏ Việt Nam.

Tại Bình Thuận, đến giữa tuần qua, giá thanh long đã bất ngờ nhảy vọt, tăng gấp 3 lần so với cao điểm giá rớt thảm ngay trước đó. Một tuần trước đó, tại cuộc họp bàn giải pháp tiêu thụ nông sản ứ động, khi được kêu gọi giải cứu thanh long, các siêu thị cho biết, nhà cung cấp nói họ "không cần cứu nữa". Nhiều hệ thống siêu thị sau khi tiêu thụ gần trăm tấn, thì nông dân báo không còn hàng nữa.

Theo ông Võ Huy Hoàng, Chủ tịch Hiệp hội thanh long Bình Thuận, hiện hoạt động xuất khẩu thanh long đã bình thường trở lại, góp phần làm cho giá thanh long tăng lên. Nhưng so với năm ngoái, giá hiện tại vẫn còn thấp, vì cùng kỳ năm ngoái là 17.000 đồng một ký.

Dỹ Tùng

Đường 'rải virus' của bệnh nhân siêu lây nhiễm Hàn Quốc

Các cựu tín đồ của Shincheonji (Tân Thiên Địa) cho biết họ đến nhà thờ ngay cả khi bị ốm. Sau những buổi lễ, họ được chia thành các nhóm để học Kinh thánh, hoặc ra ngoài đường truyền đạo.

"Chúng tôi được giảng rằng không được sợ hãi bệnh tật, cũng không cần quan tâm đến những thứ trần tục như công việc, tham vọng hay đam mê. Mọi thứ đều tập trung vào việc truyền đạo, ngay cả khi chúng tôi đổ bệnh", Lee Ho-yeon, người rời giáo phái từ năm 2015, cho biết.

Tân Thiên Địa giờ đây trở thành tâm điểm chú ý, sau khi xuất hiện hàng chục ca nhiễm nCoV liên quan tới nhà thờ của giáo phái tại Daegu, thành phố lớn thứ tư Hàn Quốc với dân số 2,5 triệu người. Một nữ tín đồ 61 tuổi, hay còn gọi là Bệnh nhân 31, được cho là người gây ra tình trạng siêu lây nhiễm này.

Nhân viên y tế khử trùng trước nhà thờ của giáo phái Tân Thiên Địa ở Daegu, Hàn Quốc hôm 19/2. Ảnh: AFP.

Nhân viên y tế khử trùng trước nhà thờ của giáo phái Tân Thiên Địa ở Daegu, Hàn Quốc hôm 19/2. Ảnh: AFP .

Bệnh nhân 31 hôm 7/2 tới khám tại Bệnh viện Saeronan ở quận Suseong, Daegu do gặp tai nạn giao thông nhẹ, nhưng sau đó rời đi bởi vết thương không đáng kể. Ngày hôm sau, bà phàn nàn rằng mình bị đau họng. Tuy nhiên, người phụ nữ này vẫn tham gia buổi lễ tại nhà thờ Tân Thiên Địa hôm 9/2, các quan chức y tế cho biết.

Tới ngày 10/2, bà bị sốt và bắt đầu dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi vào ngày 14/2. Bất chấp tình trạng sức khỏe, người phụ nữ vẫn đi ăn trưa với bạn vào ngày 15/2 tại một nhà hàng buffet nằm trong khách sạn Queenvell ở quận Dong. Địa điểm này có thể phục vụ hơn 1.000 người khi có tiệc cưới.

Hôm 16/2, người phụ nữ tiếp tục tới nhà thờ để dự buổi lễ ngày chủ nhật. Ít nhất 1.000 tín đồ Tân Thiên Địa đã tham gia một trong hai buổi lễ có mặt Bệnh nhân 31 từ khi bà xuất hiện triệu chứng nhiễm nCoV, giới chức Hàn Quốc cho hay.

Các bác sĩ đã ít nhất hai lần đề nghị người phụ nữ chuyển đến bệnh viện lớn hơn để xét nghiệm nCoV, nhưng bà từ chối, nhấn mạnh rằng bà không đến Trung Quốc trong những tháng gần đây, cũng không gặp bất cứ ai nhiễm virus.

Tuy nhiên, người phụ nữ cuối cùng cũng đồng ý xét nghiệm nCoV tại một phòng khám do chính phủ điều hành vào ngày 17/2, sau khi các triệu chứng trở nên nặng hơn. Ngay hôm sau, các bác sĩ xác nhận bà đã nhiễm nCoV.

"Đối với những người quen thuộc với Tân Thiên Địa, cách hành xử của bà ấy không gây ngạc nhiên", Chung Yun-seok, chuyên gia về các giáo phái và điều hành trang web Christian Portal News, cho hay. "Với họ, bị ốm là một tội lỗi bởi nó ngăn cản họ phụng sự Chúa".

Trong vòng hai tuần trước khi xác nhận nhiễm nCoV, Bệnh nhân 31 đã bắt taxi ít nhất 5 lần và vẫn đi làm. Ngày 29/1, người phụ nữ này còn đi tàu đến thăm trụ sở công ty ở quận Gangnam, thủ đô Seoul. Hồi đầu tháng, bà cũng tới huyện Cheongdo, tỉnh Bắc Gyeongsang, địa phương nằm ngay gần Daegu và đã có hai trường hợp tử vong vì nCoV trong một bệnh viện.

Cheongdo là quê hương của Lee Man-hee, người tự xưng là nhà tiên tri của Chúa và sáng lập Tân Thiên Địa vào năm 1984. Các tín đồ của giáo phái thường xuyên đi hành hương và làm các công việc tình nguyện ở Cheongdo. Họ được cho là tập trung tại địa phương này hồi đầu tháng để dự lễ tang anh trai Lee.

Tuy nhiên, hãng tin Newsis của Hàn Quốc dẫn lời Bệnh nhân 31 cho biết bà không đến bệnh viện ở Cheongdo, cũng không dự lễ tang, nhưng đã sử dụng một nhà tắm công cộng khi tới huyện này.

Chồng và hai con của Bệnh nhân 31 đang tự cách ly, trong khi các quan chức y tế đã khử trùng và tạm thời đóng cửa những địa điểm bà từng đến trong hai tuần trước khi xác nhận dương tính với nCoV. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) Biên dịch cho biết thêm rằng Bệnh nhân 31 đã tiếp xúc với 166 người và họ đều phải tự cách ly.

Giới chức cũng đang cố gắng tìm hiểu Bệnh nhân 31 nhiễm nCoV từ đâu. Hwang Eui-jong, một mục sư nghiên cứu tôn giáo, lưu ý rằng Tân Thiên Địa thậm chí truyền đạo cho những người Hàn Quốc sống ở đông bắc Trung Quốc và nhiều người từng được mời tới Hàn Quốc.

Giám đốc KCDC Jung Eun-kyeong cho biết chính quyền đang điều tra thông tin Tân Thiên Địa từng hoạt động ở tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc. Newsis hôm 21/2 đưa tin Tân Thiên Địa năm ngoái mở một nhà thờ ở thành phố Vũ Hán, nơi dịch Covid-19 khởi phát, nhưng thông tin này đã bị xóa khỏi trang web của giáo phái. Tân Thiên Địa chưa bình luận về vấn đề này.

Hàn Quốc hôm nay ghi nhận thêm 142 người nhiễm nCoV, nâng tổng số ca mắc Covid-19 ở nước này lên 346 . Huyện Cheongdo và thành phố Daegu hiện được chính phủ đưa vào diện "quản lý đặc biệt" vì chiếm phần lớn số ca nhiễm.

Tính đến hôm qua, 128/153 ca bệnh tại Daegu và tỉnh Bắc Gyeongsang được xác nhận có mối liên hệ với nhà thờ của Tân Thiên Địa. Giáo phái này đã đóng cửa nhà thờ ở Daegu và chỉ đạo tổ chức các buổi lễ cầu nguyện trực tuyến, hoặc tín đồ tự cầu nguyện tại nhà.

"Không giống những giáo phái khác, Tân Thiên Địa buộc các tín đồ ngồi sát với nhau trên sàn trong lúc hành lễ, theo thứ tự rõ ràng. Chúng tôi được đề nghị không đeo bất cứ thứ gì trên mặt, như kính hoặc khẩu trang, đồng thời được dạy phải hát thánh ca thật to", cựu tín đồ Lee Ho-yeon cho hay.

Tuy nhiên, Tân Thiên Địa hôm 21/2 bác bỏ chỉ trích về những hoạt động của họ, gọi đây là "lời vu khống dựa trên định kiến về các giáo hội", đồng thời giải thích rằng tín đồ phải ngồi sát nhau trên sàn bởi chính quyền địa phương không cho phép giáo phái xây dựng nhà thờ lớn hơn.

Sau khi trường hợp Bệnh nhân 31 gây chú ý, các tín đồ Tân Thiên Địa nhận được tin nhắn yêu cầu tiếp tục truyền giáo trong nhóm nhỏ, nói thêm rằng nếu bị quan chức hỏi, họ nên phủ nhận việc gia nhập giáo phái hoặc từng tham gia các buổi lễ. Tuy nhiên, giáo hội Tân Thiên Địa cho biết đây không phải đường lối chính thống của họ và đã kỷ luật người gửi tin nhắn.

Giới chức cho biết tính đến ngày 21/2 họ vẫn không thể liên lạc với hơn 340 tín đồ của Tân Thiên Địa. "Các tín đồ biết họ bị mang tiếng xấu, nên thường che giấu việc đi theo giáo phái, thậm chí với cha mẹ mình. Việc không thể liên lạc với nhiều tín đồ không có gì đáng ngạc nhiên. Họ hẳn đang cùng nhau ở đâu đó và cầu nguyện mọi chuyện qua đi", mục sư Hwang Eui-jong nói.

Ánh Ngọc (Theo NY Times, Joongang Daily )